Phân biệt gỗ Acrylic Laminate Melamine và ưu nhược điểm từng loại

Với các nhiều ưu điểm vật liệu gỗ công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi đặc biệt là chất liệu Acrylic, Laminate và Melamine.


1,733 lượt xem
21/07/2016

Do nhu cầu sử dụng vật liệu nội thất ngày một nhiều trong khi gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người sủ dụng có xu hướng tìm đến những thiết bị nội thất chất liệu gỗ công nghiệp như trong thiết kế tủ bếp bởi những ưu điểm vượt trội của chất liệu này như:
 
- Giá thành rẻ.
- Mẫu thiết kế đa dạng.
- Dễ thi công với nội thất phong cách hiện đại.
-  Đảm bảo thẩm mỹ cũng như độ bền của sản phẩm.
-  Hạn chế được những nhược điểm của gỗ tự nhiên, như co ngót, nứt nẻ trong mùa hanh khô, hè nắng nóng.
 
Với các ưu điểm như trên nên vật liệu gỗ công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi đặc biệt là chất liệu Acrylic, Laminate và Melamine.
 
1. Gỗ Acrylic:
Gỗ Acrylic có tên gọi phổ biến là Mica có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ và có tên khoa học là PMMA –  viết tắt của poly (methyl)-methacrylate.
 
Chất liệu Acrylic có tính nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt cao, cùng sự xuyên thấu (còn gọi là kính thủy tinh) và khả năng chống tia cực tím.
 
Gỗ Acrylic có màu sắc rất phong phú đa dạng với 36 màu từ màu trơn, metalic đến những vân gỗ sang trọng.
 
Gỗ Acrylic là sản phẩm có tính chất xanh sạch thân thiện và bảo vệ môi trường, dễ lau chùi, có thể đánh hết những vết trầy xước trên bề mặt khi bị xước nhẹ vượt trội hơn hẳn những đồ gỗ được phủ bằng bất cứ loại sơn nào.
 
Gỗ Acrylic
 
Sự phong phú về màu sắc của gỗ Acrylic với đặc điểm nổi bật là bề mặt sáng bóng, sang trọng
 
Ưu điểm của gỗ Acrylic:
Gỗ Acrylic có màu sắc phong phú, đa dạng. Không bị bay màu theo thời gian, ổn định màu sắc lâu dài.
Bóng đẹp, sáng màu, hiện đại.
Dễ gia công lắp dựng, dẻo… nên ta có thể cắt, uốn, ép theo ý muốn.
Khó vỡ từ các tác động vật lý.
Chất liệu Acrylic có tính bóng gương tạo cảm giác sang trọng, hiện đại, xanh sạch thân thiện và bảo vệ môi trường, thi công nhanh, giá thành hợp lý
Nhược điểm của gỗ Acrylic bóng gương:
Không thể mang đến một không gian nội thất cổ điển
Độ bền không cao nếu như không khí bị ẩm ướt dài lâu.
Giá thành để làm nội thất từ chất liệu Acrylic này giá tương đối cao.
Máy móc để làm nộ thất gỗ Acrylic cần hiện đại và có độ chính xác cao.
Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và sang trọng, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất và được sử dụng cho nhiều cho các sản phẩm như kệ trang trí, kệ Tivi, tủ áo đặc biệt là tủ bếp Acrylic.
2. Gỗ Lamilate:
Gỗ Laminate có tên khoa học là High-pressure laminate, hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”,  là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc và hoa văn.
 
Gỗ Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper(lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn.
 
Gỗ Laminate
 
Bề mặt Laminate với nhiều hình dạng và màu sắc của vân gỗ
 
Ưu điểm của gỗ Laminate:
Gỗ Laminate có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp
Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Nhược điểm của gỗ Laminate:
Giá thành gỗ Laminate khá cao so sánh cùng các loại gỗ công nghiệp khác.
Để sử dụng được thì gỗ công nghiệp laminate phải được dán trên các loại gỗ khác như gỗ MDF hay gỗ Ván dăm. Vì vậy chất liệu các sản phẩm gỗ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật dán và chất liệu keo dán. Những mặt hàng phải tiếp xúc nhiều với nước tốt nhất là dùng loại cốt MDF xanh chống ẩm và viền được dán kín bằng các loại nẹp bo không thấm nước.
Với nhiều tính năng ưu việt nên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như  bàn ghế, vách ngăn, sàn gỗ, kệ trang trí…
3. Gỗ Melamine:
Gỗ Melamine có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine.
 
Gỗ Melamine có cấu tạo từ một bazơ hữu cơ có công thức hóa học C3H6N6 tạo thành từ 3 phân tử cyanamide (CN2H2). Melamine tan ít trong nước, có khả năng giải phóng Nito khi gặp nhiệt độ cao và được sử dụng làm chất chống cháy.
 
Cấu tạo gỗ Melamine gồm 2 phần được ép liên kết với nhau:
 
– Phần 1 (lớp ngoài) là giấy có định lượng cao hay còn gọi giấy cao cấp
 
– Phần 2 (bên trong) là MDF hoặc gỗ ván dăm
 
Gỗ Melamine
 
Sản phẩm từ gỗ Melamine có độ bền màu theo thời gian và giá thành rẻ hơn so với Acrylic và Laminte
 
Ưu điểm gỗ Melamine:
Gỗ Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa   dạng
Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước.
Giá thành gỗ Melamine thường rẻ hơn Acrylic và Laminate
Nhược điểm gỗ Melamine:
Hạn chế về tạo dáng như các bề mặt cong, lượn
Tính năng chịu xước, chịu mài mòn kém hơn Laminate
Phải ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới dùng được (cốt là MDF hoặc ván dăm).
Kết luận:
Acrylic, Lamiate và Melamine đều là những loại gỗ mang tính hiện đại cao (mầu sắc đều, khó trầy xước) nên phù hợp những không gian nội thất hiện đại mang phong cách châu âu.
 
Màu sắc melamine và laminate có những mầu giống hệt nhau nên có thể bổ xung cho nhau, màu sắc  Acrylic nổi bật hơn nhờ có tính bóng gương sang trọng.
 
Tủy vào mức đầu tư của gia chủ hay chủ đầu tư công trình mà dùng acrylic, laminate hay melamine thậm chí có thể kết hợp những vật liệu này với nhau để có chi phí thấp phù hợp.

Mọi thông tin xin liên hệ để được tư vấn và thiết kế 3D miễn phí 
CÔNG TY CỔ PHẦN IDP QUỐC TẾ

Số 20 ngách 20 ngõ 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN ( Có chỗ để ôtô )
Phone:0942772688 | 0942772688
Tell: 0462 601 233  Maps click >>>>
Email:idpfurniture768@gmail.com
 
Bình luận & chia sẻ bài viết